1.
ĐẶC TRƯNG CỦA NƯỚC THẢI SẢN XUẤT BÁNH KẸO
Nước thải sản xuất bánh kẹo có nồng
độ ô nhiễm khá cao, chủ yếu là các chất hữu cơ, cặn lơ lững và các hạt chất
lỏng (dầu, mỡ). Hàm lượng N và P trong nước thải gây nên hiện tượng phú dưỡng
hóa nguồn tiếp nhận nước thải, làm thiếu oxy trong nước, ảnh hưởng đến đời sống
các thủy sinh vật, xảy ra quá trình phân hủy kị khí các chất hữu cơ trong nước,
gây mùi hôi thối. Các chất lơ lững trong nước gây độ đục cho nguồn nước tiếp nhận.
Các chất béo tạo lớp váng trên mặt nước, gây thiếu oxy trong nước gây mùi khó
chịu. Ngoài ra nước thải còn chứa một số chất tẩy rửa từ quá trình vệ sinh nhà,
máy móc, thiết bị… Nồng độ ô nhiễm đặc trưng của nước thải bánh kẹo thể hiện cụ
thể ở bảng sau.
Bảng chất lượng nước thải bánh kẹo
2. THUYẾT MINH QUY
TRÌNH CÔNG NGHỆ
Nước thải phát sinh từ khu vực sản
xuất theo mạng lưới thoát nước riêng chảy vào hố thu của trạm xử lý. Tại đây,
để bảo vệ thiết bị và hệ thống đường ống công nghệ phía sau, song chắn rác thô
được lắp đặt trong hố thu để loại bỏ các tạp chất có kích thước lớn ra khỏi
nước thải. Sau đó nước thải được bơm lên bể điều hòa.
Tại bể điều hòa, máy khuấy trộn chìm
sẽ hòa trộn đồng đều nước thải trên toàn diện tích bể, ngăn ngừa hiện tượng
lắng cặn ở bể sinh ra mùi khó chịu, đồng thời có chức năng điều hòa lưu lượng
và nồng độ nước thải đầu vào. Nước thải từ bể điều hòa được bơm sang bể tuyển
nổi.
Tại đây, pH được điều chỉnh thích hợp
và sục khí với áp suất và lưu lượng thích hợp tạo điều kiện tối ưu tuyển nổi.
Các chất lơ lửng và dầu mỡ sẽ được nổi lên trên bề mặt nước thải dưới tác dụng
nâng của bọt khí (thường là không khí) vào pha lỏng, các bọt khí đó đủ lớn sẽ
kéo theo các hạt cùng nổi lên bề mặt, sau đó chúng tập hợp với nhau thành lớp
bọt chứa hàm lượng cao hơn trong chất lỏng ban đầu. Chất nổi được vớt bằng hệ
thống gạt bùn và đưa về bể gom bùn.
Nước từ bể tuyển nổi được bơm lên bể UASB. Tại
bể UASB, các vi sinh vật kỵ khí sẽ phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải
thành các chất vô cơ ở dạng đơn giản và khí Biogas (CO2, CH4,
H2S, NH3…), theo phản ứng sau :
Chất hữu cơ + Vi sinh vật kỵ
khí --> CO2 + CH4 + H2S + Sinh
khối mới + …
Sau bể UASB nước thải được dẫn qua
cụm bể anoxic và aerotank. Bể anoxic kết hợp aerotank được lựa chọn để xử lý
tổng hợp: khử BOD, nitrat hóa, khử NH4+ và khử NO3-
thành N2, khử Phospho. Với việc lựa chọn bể bùn hoạt tính xử
lý kết hợp đan xen giữa quá trình xử lý thiếu khí, hiếu khí sẽ tận dụng được
lượng cacbon khi khử BOD, do đó không phải cấp thêm lượng cacbon từ ngoài vào
khi cần khử NO3-, tiết kiệm được 50% lượng oxy khi nitrat
hóa khử NH4+ do tận dụng được lượng oxy từ quá trình khử
NO3-.
Nước sau cụm bể anoxic – aerotank tự
chảy vào bể lắng. Bùn được giữ lại ở đáy bể lắng. Một phần được tuần hoàn lại
bể anoxic, aerotank và một phần bùn dư được đưa đến bể chứa bùn. Phần nước
trong được châm hóa chất khử trùng trước khi xả thải ra ngoài môi trường.