Xử lý nước thải y tế

Đặc trưng nước thải phòng khám đa khoa
            Nước thải  phát sinh từ quá trình khám chữa bệnh của các phòng khám gồm 2 loại:
- Nước thải sinh hoạt của bệnh nhân, thân nhân, nhân viên
- Nước thải từ phòng khám: dịch, máu, các loại hóa chất dùng xét nghiệm, khử trùng, tẩy rửa, các loại vaccin, dầu mỡ động thực vật, các phế phẩm thuốc, dung môi hóa học, dư lượng thuốc kháng sinh, các kim loại nặng, vi sinh vật gây bệnh,…
Bảng 1.1. Thông số đặc trưng nước thải của phòng khám đa khoa
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Giá trị
QCVN 28:2010 cột A
1
pH
-
4-10
6,5-8,5
2
COD
mg/L
512
50
3
BOD5
mg/L
362
30
4
TSS
mg/L
150
50
5
NO3
mg/L
51
30
6
PO4
mg/L
14
6
7
Clo dư
mg/L
2
-
8
Coliform
MPN/100 ml
106
3.000

Thuyết minh quy trình công nghệ
- Nước thải phát sinh hàng ngày được gom về bể điều hòa. Tại đây, nước thải được hòa trộn đồng đều trên toàn diện tích bể dưới tác dụng khuấy trộn của cánh khuấy hoặc không khí, ngăn ngừa hiện tượng lắng cặn và quá trình phân hủy vi sinh yếm khí sinh ra mùi khó chịu.
Bể điều hòa có chức năng điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải đầu vào bể xử lý hợp khối. Điều hòa lưu lượng là phương pháp được áp dụng để khắc phục các vấn đề sinh ra do sự dao dộng của lưu lượng, cải thiện hiệu quả hoạt động của các quá trình tiếp theo, giảm kích thước và vốn đầu tư xây dựng các công trình tiếp theo.
Các lợi ích của việc điều hòa lưu lượng là:
(1) quá trình xử lý sinh học được nâng cao do không bị hoặc giảm đến mức thấp nhất “shock” tải trọng, các chất ảnh hưởng đến quá trình xử lý tiếp theo có thể được pha loãng, pH có thể được trung hòa và ổn định;
(2) chất lượng nước thải sau bể điều hòa được cải thiện do tải trọng chất thải lên các công trình ổn định. Bơm được lắp đặt chìm trong bể điều hòa để đưa nước sang bể hợp khối.
- Nước thải từ bể điều hòa được bơm sang bể xử lý hợp khối theo chiều từ trên xuống. Bể hợp khối được thiết kế tổ hợp 4 ngăn: ngăn yếm khí, ngăn hiếu khí, ngăn lắng và ngăn khử trùng.
+ Tại ngăn yếm khí: nhờ hoạt động của các vi sinh vật yếm khí sẽ tiếp tục hấp thụ các chất hữu cơ hòa tan trong nước thải, phân hủy và chuyển hóa chúng thành hỗn hợp khí CH4, CO2, N2, H2… qua 3 giai đoạn như sau:
Các chất hữu cơ  à Các hợp chất dễ tan trong nước  à Các axit hữu cơ, axit béo, rượu…  à CH4 + CO2 + N2 + H2
+ Sau đó nước thải tự chảy sang ngăn xử lý hiếu khí.
·        Tại ngăn xử lý hiếu khí có lắp đặt đệm vi sinh, là loại đệm được làm bằng nhựa PVC, có độ bền cơ học cao chịu được áp lực nước lớn, độ rỗng xốp > 90-92%, diện tích tiếp xúc trên một đơn vị thể tích lớn, chịu được hóa chất hòa tan trong nước, chi phí thấp cho việc lắp đặt sửa chữa.

·        Đệm vi sinh có tác dụng  phân phối đều lượng nước thải, tăng độ bám dính của vi sinh vật; đáy ngăn có lắp máy thổi khí chìm hoặc đĩa phân phối khí nhằm mục đích cấp khí vào bể với mục đích:
(1) Cung cấp oxy cho vi sinh vật hiếu khí chuyển hóa chất hữu cơ hòa tan thành nước và carbonic, nitơ hữu cơ và ammonia thành nitrat NO3-;
(2) Xáo trộn đều nước thải tạo điều kiện để vi sinh vật tiếp xúc tốt với các cơ chất cần xử lý;
(3) Giải phóng các khí ức chế quá trình sống của vi sinh vật, các khí này sinh ra trong quá trình vi sinh vật phân giải các chất ô nhiễm;
(4) Tác động tích cực đến quá trình sinh sản của vi sinh vật. Các quá trình sinh hóa trong ngăn xử lý hiếu khí được thể hiện trong các phương trình sau:
Oxy hóa và tổng hợp:
COHNS (chất hữu cơ) + O2 + Chất dinh dưỡng + VK hiếu khí    à   CO2 + H2O  + NH3 + C5H7O2N (tế bào vi khuẩn mới) + sản phẩm khác
Hô hấp nội bào:
C5H7O2N ( tế bào) + 5O2 + Vi khuẩn  à   5CO2 + 2H2O + NH3 + E
Bên cạnh quá trình chuyển hóa các chất hữu cơ thành CO2 và H2O, vi khuẩn hiếu khí Nitrisomonas và Nitrobacter còn oxy hóa NH3 thành NO2- và cuối cùng là NO3-.
Vi khuẩn Nitrisomonas:
2NH4+ + 3 O2  à  2NO2- + 4H+ + 2H2O
Vi khuẩn Nitrobacter:
2NO2- + O2   à   2NO3-
Tổng hợp hai phương trình trên:
NH4+ + 2O2   à   NO3- + 2H+ + H2O
+ Nước thải sau ngăn xử lý hiếu khí tự chảy sang ngăn lắng, ngăn lắng có nhiệm vụ giúp cho việc lắng tách các bông bùn cặn hoạt tính, một phần bùn cặn được bơm tuần hoàn lại ngăn Aerotank, lượng bùn dư được bơm về ngăn yếm khí. Phần nước trong chảy sang ngăn khử trùng.
- Tại ngăn khử trùng có lắp đặt bơm định lượng hóa chất và được khuấy trộn đều nhờ máy khuấy để xử lý đạt tiêu chuẩn xả thải về chỉ tiêu vi sinh vật. Nước được xáo trộn với hóa chất khử trùng. Chất khử trùng sẽ khuếch tán qua màng tế bào, tấn công các enzym và gây tác dụng diệt khuẩn. Nước sau khi được khử trùng sẽ đạt tiêu chuẩn hóa lý cũng như vi sinh theo tiêu chuẩn môi trường trước khi thải ra môi trường tiếp nhận.
- Xử lý bùn cặn: Bùn cặn trong ngăn yếm khí được hút định kỳ đem đi xử lý bởi đơn vị có chức năng.
Ưu điểm công nghệ:
- Bể xử lý hợp khối cho phép thi công từng mảng rời và vận chuyển đến chân công trình tiến hành lắp ghép, rút ngắn tiến độ thi công công trình.
- Tùy theo mức độ yêu cầu xử lý và công suất xử lý có thể lắp đặt 1 hoặc 2 modul nối tiếp hoặc lắp đặt song song;
- Diện tích lắp đặt nhỏ, cơ động, có thể di chuyển bể xử lý đến địa điểm mới.
- Bể xử lý hợp khối hoàn toàn kín khít, không thấm, không rò rỉ, giảm thiểu mùi hôi, đảm bảo mỹ quan môi trường;
- Bể xử lý hợp khối có độ bền với thời gian và chịu được tác động cơ học. Không bị ăn mòn bởi các quá trình sinh hóa của nước thải.

- Giá thành rẻ, hợp lý, vận hành đơn giản, bảo trì dễ dàng, chi phí xây dựng và quản lý bảo hành thấp.